Những mẹo gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng đơn xin việc
Hãy nêu rõ thành tích của bạn đối với sự phát triển của công việc trước của bạn như góp phần đơn giản hóa quy trình làm việc, tiết kiệm được một lượng ngân sách đáng kể… bằng một vài con số cụ thể.
Viết một đơn xin việc hay gãy gọn, súc tích là bước quan trọng đầu tiên giúp bạn có cơ hội được mời phỏng vấn, qua đó có thể trao đổi trực tiếp với nhà tuyển dụng. Một số mẹo nhỏ và mẫu đơn xin việc dưới đây sẽ giúp bạn gây ấn tượng, lập tức làm cho nhà tuyển dụng bị cuốn hút và muốn tiếp xúc với người viết nó.
Thứ nhất, đó là bạn chỉ nên viết đơn xin việc từ 1 cho đến 2 trang
Nếu bạn là một nhà tuyển dụng, liệu bạn có muốn đọc một hồ sơ xin việc dài lê thê, lan man đủ điều hay hay không? Bình quân, họ chỉ dành ra chưa đầy 2 phút để đọc hết một hồ sơ, cũng như đơn xin việc. Nhưng thông thường họ chỉ đọc lướt xem hồ sơ có phù hợp không trong khoảng 20 giây mà thôi! Bạn nên bắt đầu bằng giới thiệu về bản thân một cách ngắn gọn và nêu rõ mục đích viết thư. Hãy chắc chắn bạn đề cập và quan tâm đến công việc đang ứng tuyển
Tuyệt đối không nên sử dụng các từ ngữ hoa hòe
Hãy trình bày đơn xin việc của bạn thật đơn giản và dễ hiểu. Những từ ngữ hoa hòe sẽ không bao giờ giúp cho nhà tuyển dụng biết chính xác bạn đã làm gì ở những việc làm trước đây.
Nhấn mạnh từ khóa quan trọng
Nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm trong đơn xin việc của các ứng viên các từ khóa quan trọng mô tả kinh nghiệm hay những kỹ năng của ứng viên. Vì vậy bạn hãy dàn trải những từ khóa trọng yếu này trong hồ sơ.
Ví dụ: Cho vị trí GĐ Quan hệ Đối Ngoại, hãy nhấn mạnh những câu như: quan hệ tốt với báo đài, kỹ năng tổ chức sự kiện, kỹ năng viết tốt…
Dàn ý rõ ràng
Bạn có thể phân đơn xin việc của mình thành 4 phần:
– Phần mở đầu hãy bắt đầu bằng một câu hỏi tu từ hoặc một kết quả thống kê. Hãy nêu rõ thành tích của bạn đối với sự phát triển của công việc trước của bạn như góp phần đơn giản hóa quy trình làm việc, tiết kiệm được một lượng ngân sách đáng kể… bằng một vài con số cụ thể.
– Thân bài thì bạn nên mô tả những thành tựu, hay những dự án bạn tham gia và hãy để cho nhà tuyển dụng biết về những gì bạn làm
– Kết luận với một dòng kết thúc lịch sự, đúng chuẩn như “trân trọng kính chào”, “Chân thành”, hoặc “Thân ái”. Hãy kết thúc lá thư bằng cách cho người đọc thấy phải làm điều gì đó. Nên cho họ biết rằng bạn đang rất mong muốn được trao đổi trực tiếp hoặc gặp gỡ họ.
Leave a Reply