Vì sao không cần phải bận tâm tuyển dụng sinh viên trường top?
Thành công trên giảng đường không phải luôn là dấu hiệu của khả năng đảm nhiệm một công việc. Trước đây, ông Bock từng cho biết đại học là “môi trường nhân tạo” tạo điều kiện cho một loại tư duy. IQ thực tế ít giá trị hơn là con đường học hỏi.
Hãng công nghệ Google dành nhiều năm phân tích những người thành công tại doanh nghiệp để chuyển hướng ra khỏi việc tập trung vào điểm số trung bình (GPA), danh tiếng đại học và các bài kiểm tra trí thông minh.
Trong cuộc trò chuyện với nhà báo Tom Friedman của tờ The New York Times, người đứng đầu mảng hoạt động con người Laszlo Bock ở Google liệt kê chi tiết những gì mà công ty tìm kiếm ở ứng viên xin việc. Đáng ngạc nhiên, những điều này không chỉ xoay quanh thành tích trong học tập hay thực hành. Dưới đây là ba lý do vì sao Google không quan tâm nhiều đến việc chào đón sinh viên tốt nghiệp từ các trường danh tiếng.
Sinh viên tốt nghiệp trường top có thể thiếu “khiêm tốn trí tuệ”
Megan McArdle cho hay nhiều cây bút gần đây đang trì hoãn làm việc vì “có quá nhiều sinh viên đạt điểm A trong lớp học ngôn ngữ”. Những sinh viên trẻ thành công được dạy phải dựa vào tài năng, vì thế họ không thể chấp nhận thất bại một cách nhẹ nhàng.
Google tìm kiếm nhân sự có khả năng lùi xuống và hỗ trợ ý tưởng của những người khác nếu các ý kiến này tốt hơn. Ông Bock cho biết: “Đây là sự khiêm tốn trí tuệ. Nếu không khiêm tốn, bạn không thể học hỏi. Những người thành công, sáng giá hiếm khi trải qua thất bại, vì thế họ không thể học từ thất bại”.
Những người quá giỏi thường có phản ứng không hay. “Thay vào đó, họ phạm phải lỗi kể công cơ bản, tức khi có điều gì đó tốt diễn ra, đó là bởi vì họ là thiên tài. Nếu chuyện không hay xảy đến, họ sẽ đổ lỗi cho một người khờ khạo nào đó hoặc nói rằng họ không nhận được nguồn lực hoặc thị trường đã thay đổi… Những gì chúng tôi đã và đang chứng kiến từ những người thành công nhất ở đây, những người chúng tôi muốn tuyển dụng, là họ đứng ở vị trí khốc liệt. Họ tranh luận rất nhiều. Họ có bảo vệ quyết liệt quan điểm của mình. Song nếu bạn nói “đây là thực tế mới”, họ sẽ sẵn sàng thừa nhận bạn đúng và ủng hộ bạn”, ông Bock nói.
Người thành công không qua giảng đường đại học thường là cá nhân hiếm có
Tài năng hiện diện ở nhiều nơi, những nơi mà các nhà tuyển dụng chỉ phụ thuộc vào một vài trường đại học đang bỏ lỡ. Ông Bock chia sẻ: “Khi bạn nhìn vào những người không đi học nhưng vẫn bước vào đời, đó là những người đặc biệt. Chúng ta nên làm mọi thứ để có thể tìm thấy những người đó”. Cũng theo ông, nhiều trường không truyền tải hết những gì họ cam kết đến sinh viên, trái lại còn tạo ra một khoản nợ khủng cho họ vì không học những gì thực sự có ích.
Khả năng học hỏi quan trọng hơn chỉ số thông minh (IQ)
Thành công trên giảng đường không phải luôn là dấu hiệu của khả năng đảm nhiệm một công việc. Trước đây, ông Bock từng cho biết đại học là “môi trường nhân tạo” tạo điều kiện cho một loại tư duy. IQ thực tế ít giá trị hơn là con đường học hỏi.
Nhà quản lý Google chia sẻ: “Với mọi công việc, điều trước tiên chúng tôi tìm kiếm là khả năng nhận thức chung, không phải chỉ số IQ. Đó là khả năng học tập, khả năng xử lý khi thực hành. Đó là khả năng gắn nhiều mặt của thông tin lại với nhau. Chúng tôi đánh giá điều này bằng cách dùng các buổi phỏng vấn hành vi được cấu trúc”.
Cuộc phỏng vấn về hành vi không đưa ra những câu hỏi như hãy tính số quả banh quần vợt có thể lấp đầy một khoảng sân tennis. Cuộc phỏng vấn dạng này có thể hỏi ứng viên về cách họ phản ứng với vấn đề cực khó trong quá khứ. Nó giúp nhà tuyển dụng tìm ra nhân sự phù hợp với định nghĩa lãnh đạo của công ty. Đây không phải là khả năng lãnh đạo một câu lạc bộ ở trường hay một danh hiệu ấn tưởng, đây là khả năng tiến lên và dẫn đầu trong trường hợp cần thiết.
Cùng Danh Mục:
Những mẹo tuyển dụng của các hãng công nghệ nên áp dụng ngay
Những sai lầm tuyển dụng thường mắc phải trong giai đoạn khởi nghiệp
Những bí quyết giúp lãnh đạo đánh giá nhân viên khách quan
Leave a Reply